Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng bị viêm, sưng lên và gây nên tình trạng bị đau đớn khó chịu. Nó làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và mất tự tin ở nhiều người.
Làm công việc nặng, tập thể dục quá sức , mang thai hoặc tiêu chảy chính là những nguyên nhân gây bệnh trĩ mà nhiều người không hề biết. Trĩ có thể khiến cho người bệnh rất khó khăn trong việc đi bộ, ngồi và thậm chí là nếu không có hướng điều trị kịp thời có thể gây viêm lét trực tràng, ung thư. Vì thế , bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nhằm phòng ngừa bệnh được hiệu quả hơn.
Một số triệu chứng chính của bệnh đó là chảy máu trực tràng, phân có máu, đi tiểu đau, táo bón, đau bụng dưới, ngứa hậu môn…
1. Nâng vật nặng
Theo như Boldsky, nếu như bạn thường xuyên phải làm việc nặng, khuân vác nhiều đồ nặng thì vùng hậu môn có thể bị ảnh hưởng, khiến cho các tĩnh mạch bị vỡ ra, gây nên bệnh trĩ.
2. Tập thể dục quá ít hoặc quá nhiều
Ít vận động và lười tập thể dục có thể dẫn tới bệnh béo phì, gây áp lực dư thừa lên vùng trực tràng. Chính điều này khiến cho việc đi tiêu trở nên không đều, khó khăn và hệ bài tiết hoạt động kém đi, dẫn đến bệnh trĩ là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, nếu như tập thể dục quá sức cũng gây ra trĩ ở nhiều người bởi vì nó có thể tạo áp lực lên ở vùng bụng dưới, đặc biệt là đối với các bài tập của chân.
3. Ngồi vệ sinh quá lâu
Nếu như bạn ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh, rồi cố ép mình phải đi vệ sinh, thì các tĩnh mạch trực tràng có thể viêm rồi từ đó gây ra bệnh trĩ.
4. Ăn nhiều thực phẩm rác
Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo, dầu mỡ thường xuyên thì có thể làm cứng phân, khó tiêu và lâu dần sẽ gây nên bệnh khi bạn cố gắng đẩy phân ra ngoài.
5. Táo bón, tiêu chảy
Táo bón là hiện tượng bị rối loạn hệ tiêu hóa, phân khô cứng, hoạt động đẩy chất thải kém, gây nên sự khó khăn trong việc đi đại tiện. Nó có thể làm vỡ các tĩnh mạch trực tràng, tạo áp lực lên hậu môn, làm đứt, rách hoặc là nứt kẽ hậu môn, gây nên bệnh trĩ.
Trong khi đó, tiêu chảy cũng bắt buộc bạn phải đi vệ sinh thường xuyên, vô tình phá vỡ các tĩnh mạch trực tràng và cũng có thể gây nên bệnh trĩ.
6. Mang thai
Thời kỳ mang thai và sinh con của người phụ nữ chính là thời điểm dễ mắc bệnh trĩ nhất. Bởi thời gian này, thai nhi ở trong bụng mẹ ngày càng lớn sẽ tạo nên áp lực lên vùng bụng, trực tràng khiến cho tĩnh mạch ở hậu môn khó mà lưu thông máu được, áp lực ngày càng tăng có thể khiến cho bệnh trĩ xuất hiện nhanh chóng.
7. Tuổi cao
Ở những người tuổi cao, hệ tiêu hóa thường kém, các cơ dọc theo ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm về chức năng. Độ đàn hồi lúc này của cơ vòng kém khiến cho tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn,gây nên hiện tượng bị táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.
Cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ
Hằng ngày nên đi đại tiện đều đặn vào một giờ cố định , nên đi mỗi ngày một lần. Tập các bài tập thể dục thường xuyên như là yoga, đi bơi, đi bộ…không dùng các chất kích thích và ăn các đồ cay nóng như là rượu, bia , tiêu, ớt, thuốc lá. Uống đủ nước cho mỗi ngày giúp phân mềm hơn. Ăn nhiều các loại rau của quả, các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa như là rau đay, rau mồng tơi …vệ sinh cơ thể và hậu môn sạch sẽ kết hợp với sử dụng thuốc tiêu trĩ .