Khi có dấu hiệu hen, đường hô hấp bị thu hẹp và sưng lên. Nó sản xuất thêm chất nhờn và việc thở sẽ khó khăn hơn. Dấu hiệu hen thường là ho, khó thở. Hen phế quản không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được cơn hen.
1. Các dấu hiệu và triệu chứng của cơn hen
Các triệu chứng của cơn hen có thể từ nhẹ đến nặng và khác nhau đối với từng người. Cụ thể dấu hiệu và các triệu chứng của cơn hen bao gồm:
– Khó thở, ho, tức ngực hoặc đau ngực
– Khó thở, ho dẫn tới mất ngủ
– Dấu hiệu thông báo bệnh nặng thêm là những khó chịu về cơn hen thường xuyên hơn như mức độ khó thở tăng, nhu cầu sử dụng thuốc xịt nhanh ngày càng nhiều
– Cơn hen có thể xuất hiện khi tập thể dục, nặng hơn khi gặp không khí lạnh và khô
– Hen nghề nghiệp là cơn hen xẩy ra khi tiếp xúc với nơi làm việc có chất kích thích như hóa chất, khí bụi
– Hen do dị ứng: một số người bùng phát cơn hen do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi…
2. Nguyên nhân của bệnh hen phế quản
Hiện nay chưa có nguyên nhân cụ thể vì sao có người bị bệnh hen có người lại không, nhưng có thể là do sự kết hợp của môi trường và yếu tố di truyền.
– Tiếp xúc với các chất dị ứng hay chất kích thích có thể gây ra hen
– Nhiễm trùng đường hô hấp cũng có thể gây ra bệnh
– Hoạt động tập thể dục tiếp xúc với không khí khô và lạnh
– Một số thuốc bao gồm thuốc aspirin và các thuốc chống viêm không steroid
3. Các biến chứng của bệnh hen phế quản
Bệnh hen có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:
– Các triệu chứng gây trở ngại cho công việc, hoạt động giải trí hay giấc ngủ
– Bệnh ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc hoặc học tập
– Phản ứng phụ có thể từ việc sử dụng thuốc duy trì cơn hen nặng lâu dài
4. Phương pháp điều trị và thuốc chữa bệnh
a. Thuốc kiểm soát dài hạn
Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kiểm soát dài hạn phải được dùng hàng ngày:
– Corticosteroid dạng hít: Cần sử dụng các loại thuốc này trong vài tuần trước khi nó đạt được hiệu quả tối đa. Không giống như corticosteroid uống, các thuốc corticosteroid dạng này có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ tương đối thấp và nói chung là an toàn để sử dụng lâu dài.
– Leukotriene giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen đến 24h. Tìm tư vấn y tế ngay lập tức khi có bất kỳ phản ứng bất thường.
– Theophylline: Đây là thuốc viên dùng hàng ngày để giúp giữ cho đường thở mở. Theophylline giúp thư giãn các cơ xung quanh để làm cho đường hô hấp thở dễ dàng hơn.
b. Thuốc cứu trợ nhanh
Thuốc được sử dụng khi cần thiết để nhanh chóng giảm triệu chứng ngắn hạn trong cơn hen hoặc trước khi tập thể dục nếu bác sĩ đề nghị. Các loại thuốc cứu trợ nhanh chóng bao gồm:
– Các thuốc: albuterol, levalbuterol và pirbuterol. Các loại thuốc này hoạt động trong vòng vài phút, và hiệu ứng qua nhiều giờ.
– Ipratropium
– Các corticosteroid tiêm tĩnh mạch hoặc dạng viên uống